26/08/2024
20 năm tiếp nhận quyền điều hành phần phía Nam FIR Hồ Chí Minh: Những mốc son
- Công tác quản lý điều hành bay tại FIR Hồ Chí Minh ngay sau ngày 30/4/1975
Chính quyền Sài Gòn sụp đổ, các Hiệp định Hàng không dân dụng quốc tế với các nước trên thế giới không còn tác dụng. Vào thời điểm tháng 4/1975, do thấy trước được Hàng không dân dụng quốc tế có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh ở Việt Nam, theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), một kế hoạch tạm thời đã được vạch ra, theo kế hoạch đó, các đường bay quốc tế bay qua lãnh thổ Việt Nam được thay thế bằng đường bay tạm thời R85 và một số đường bay tương tự trên Biển Đông. Trách nhiệm cung cấp các dịch vụ không lưu thuộc Vùng thông báo bay (FIR - Flight Information Region) Sài Gòn trên vùng Biển Đông ( FIR Sài Gòn được xác định tại hội nghị Không vận chung Trung Đông/Nam Á từ ngày 07/01 đến 03/2 năm 1959) do Hàng không dân dụng của Chính quyền Sài Gòn trước đây cung cấp đã được chia thành vùng trách nhiệm tạm thời (AOR) và giao cho Vương quốc Anh (Hồng Công), Xinhgapo và Thái Lan đảm nhiệm. Những dàn xếp tạm thời được thoả thuận này đã thực hiện từ 23h - 15h GMT ngày 28/4/1975 .
- Giữ nguyên hiện trạng ba vùng trách nhiệm tạm thời - Một thắng lợi rất có ý nghĩa tại Hội nghị RAN - 2
Đầu năm 1983, Tổng Cục trưởng Trần Mạnh dẫn đầu đoàn đại biểu Hàng không dân dụng Việt Nam (gồm các đồng chí Ngô Thế Dong, Phạm Vũ Hiến, Hà Cân, Nguyễn Văn Du, Nguyễn Đức Tiến) tham dự Hội nghị Không vận Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ hai (RAN - 2) tại Xinh-ga-po.
Trong hội nghị này có một nội dung hết sức quan trọng, đó là có một số nước đòi chia lại FIR Hồ Chí Minh (FIR Sài Gòn cũ), xoá bỏ thoả thuận tạm thời do Hồng Công, Xinhgapo, Thái Lan quản lý.
Đoàn Việt Nam phải đấu tranh giữ nguyên hiện trạng để Việt Nam khôi phục các phương tiện quản lý, điều hành bay để FIR Hồ Chí Minh phải được trao trả lại cho Việt Nam. Nếu lần này để cho Hội nghị thông qua việc xoá bỏ thoả thuận tạm thời, đồng thời chia lại ranh giới FIR Hồ Chí Minh thì hầu như Việt Nam sẽ bị mất phần lớn vùng quản lý bay trên Biển Đông thuộc FIR Hồ Chí Minh. Vì cho đến lúc này, ngành quản lý bay Việt
Đoàn Việt
- Đầu tư để giành quyền quản lý, điều hành bay FIR Hồ Chí Minh.
Từ năm 1990 - 1995 là thời kỳ phát triển toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động hàng không dân dụng Việt
Các dự án FIR Hồ Chí Minh và VIE 89 - 901, với hai dự án này hai Trung tâm Điều hành bay đường dài (ACC) Hồ Chí Minh, Hà Nội và các Trung tâm điều hành bay tiếp cận sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài được xây dựng mới. Trong đó bao gồm đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn khuyến cáo thực hành của ICAO. Các Trạm VHF tầm xa lần đầu tiên được tổ chức thực hiện tại Sơn Trà, Vũng Chua, Tam Đảo đã được triển khai lắp đặt và khai thác. Lần đầu tiên ngành Quản lý bay được trang bị một mạng thông tin vệ tinh kết nối liên lạc giữa các điểm liên lạc Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn và Hồ Chí Minh (Đây chính là cơ sở ban đầu để phát triển mạng thông tin vệ tinh VSAT QLB sau này). Cũng thông qua các dự án này, các trạm dẫn đường hàng tuyến FIR Hồ Chí Minh được triển khai lắp đặt tại các địa điểm sân bay Tân Sơn Nhất, Phan Thiết và Phù Cát.
Dự án Thanh Long 1 đầu tư Radar Tân Sơn Nhất, đầu cuối Radar cho APP và TWR Tân Sơn Nhất, VCCS cho APP và TWR Tân Sơn Nhất. Dự án Thanh Long 2 đầu tư Radar Sơn Trà, Radar Quy Nhơn, hệ thống xử lý tín hiệu Radar tại ACC/ Hồ Chí Minh, VCCS cho APP và TWR Đà Nẵng, đầu cuối Radar APP và TWR Đà Nẵng. Dự án mạng DOMSAT lắp đặt tại Hà Nội, Sơn Trà, Quy Nhơn và Tân Sơn Nhất. Dự án nâng cấp và tăng cường các trạm VHF tại ACC/ Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quy Nhơn. Dự án Radar Cà Mau. Dự án VHF và các trang thiết bị phù trợ tầm xa tại Cà Mau…
Song song với việc đầu tư hàng loạt các trang thiết bị, cơ sở vật chất, ngành Quản lý bay Việt Nam tập trung đầu tư về con người, tuyển nhiều kỹ sư, công nhân kỹ thuật, lực lượng kiểm soát viên không lưu và đào tạo nhiều cán bộ, kỹ sư theo các dự án đầu tư.
Đề án "VIE 84 - 005" nhằm nâng cấp Trường Hàng không Việt Nam bao gồm dụng cụ giảng dạy và thuê chuyên gia nước ngoài vào huấn luyện KSVKL, thông tin và bảo trì kỹ thuật thông tin. Đội ngũ KSVKL của ngành cũng được huấn luyện đào tạo khẩn trương. Nhiều lượt người được cử đi Xinhgapo, Thái Lan, Niu Di Lân và Nga...bổ túc tu nghiệp. Việt
(Hết phần 1)
Hoàng Mạnh Tấn