Hệ thống VCCS TDM hiện tại và VCS IP cho tương lai (kỳ 2)

Cấu trúc của hệ thống, ưu điểm so với hệ thống VCS-IP

Với các hệ thống chuyển mạch thoại truyền thống sử dụng công nghệ TDM như hình 1 thì có thể thấy toàn bộ hệ thống dựa trên một lõi trung tâm. Lõi trung tâm này sẽ điều khiển toàn bộ liên lạc từ vị trí điều hành CWP tới radio, giữa các CWP hoặc tới mạng điện thoại công cộng. Nếu lõi trung tâm này xảy ra sự cố thì toàn bộ thông tin liên lạc của hệ thống bị mất.

 

1

Hình1: Cơ sở hạn tầng thông tin của công nghệ TDM

Điểm nổi trội của hệ thống VCS-IP là cấu trúc phân tán. Không cần một lõi trung tâm để tiến hành chuyển mạch thoại. Do tính đơn giản dễ mở rộng có tính kế thừa mà với công nghệ IP ta có thể thiết lập những hệ thống nhỏ gọn nhất cho các ứng dụng trên tháp chỉ huy trong đó chỉ có một CWP với một hoặc một vài VoIP radio, như trong hình 2.

2

 

Để đảm bảo thông tin liên lạc tất cả các CWP được kết nối tới mạng IP qua hai giao diện vật lý riêng biệt để đảm bảo tính dự phòng.

Đối với những hệ thống lớn hơn với một vài CWPs thì để đơn giản cho việc cấu hình hoạt động và bảo dưỡng thì khuyến cáo sử dụng thêm một server VCMS với cấu hình dự phòng như trong hình 3 Server VCMS sẽ lưu lại cấu hình hệ thống và các sự kiện xảy ra đối với hệ thống. Để dễ dàng phân tích lỗi và đồng bộ giữa các thành phần trong hệ thống VCS-IP thì NTP Time Server có thể được lắp đặt thêm vào hệ thống.

3

Hình3: VCS-IP cho các cấu hình lơn hơn

Việc ghi âm tất cả các thông tin đối không cũng như đối đất là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà quản lý hàng không. Hệ thống VCS-IP hỗ trợ ghi âm VoIP từ các CWP, server và các bộ chuyển đổi theo chuẩn EUROCAE ED137B như hình 4. Việc kết nối tới các bộ ghi âm truyền thống sử dụng công nghệ tương tự cũng có thể được thực hiện qua hộp giao diện tại CWP hoặc qua bộ chuyển đổi với card tương ứng.

4

Hình 4: VCS-IP với ghi âm

Thông thường băng thông mạng từ trạm điều khiển tới radio là có hạn trong trường hợp có nhiều luồng tín hiệu thoại từ các CWP tới cùng một radio, trong hoàn cảnh đó ta cần thêm thiết bị Radio Server để nâng cao hiệu quả sử dụng băng thông như trong hình 5. Nhiệm vụ của Radio Server là tập hợp tất cả các luồng VoIP cần kết nối tới radio của các CWPs. Sau đó Radio Server sẽ quản lý và chỉ cho phép một luồng thoại kết nối tới radio và chia ra cho tất cả các CWPs đã lựa chọn kết nối tới radio đó. Cách tiếp cận này giúp giảm băng thông đáng kể trong những trường hợp băng thông đường trục là bị giới hạn.

5

Hình 5: VCS-IP với yêu cầu băng thông truyền thấp

Chuyển đổi thoại (Telephony Gateways) cho phép kết nối tới hệ thống tổng đài công cộng hiện có PABX or PSTN qua các giao diện truyền thống như FXO, FXS, LB, E&M, ISDN BRI, E1…, như trong hình 6. Ngay cả kết nối tới hệ thống chuyển mạch thoại truyền thống cũng có thể được thực hiện qua giao thức chuẩn MFC-R2.

6

 

Hình 6: VCS-IP kết nối tới các mạng truyền thống

Để cung cấp thoại IP tới tất cả người dùng trong phần điều khiển không lưu cũng như kết nối tới các hệ thống VoIP có sẵn thì VoIP Telephony Server và VoIP SIP phones được giới thiệu như trong hình 7. VoIP Telephony Server đảm bảo liên lạc giữa tất cả các SIP phones. Ngoài ra nó còn cho phép VCS-IP kết nối tới các mạng VoIP khác như mạng điện thoại IP công cộng.

7

Hình 7: VCS-IP tính nằng VoIP

Do cấu trúc IP là của hệ thống do đó VCS-IP sẵn sàng để kết nối tới các thiết bị khác theo chuẩn IP như camera theo dõi, thiết bị đóng mở chuyển mạch hay gọi chung là SCADA cũng như có thể truyền tin nhắn giữa các CWPs như hình 8.

8
 

Hình 8: VCS-IP tích hợp các thiết bị IP và các dịch vụ khác

Thông báo